PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ KHIẾM THỊ MẦM NON VÀ LỚP 1 SỬ DỤNG BÀN TOÁN SOROBAN

TRUNG TÂM KHIẾM THỊ NHẬT HỒNG

 

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN

TRẺ KHIẾM THỊ MẦM NON VÀ LỚP 1

SỬ DỤNG BÀN TOÁN SOROBAN

 

  1. Giới thiệu Bàn toán Soroban:

·         Giới thiệu:

Bàn toán Soroban còn gọi là Abacus, là một dụng cụ dùng để tính toán cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cần thiết cho người khiếm thị, nhất là cho các học sinh khiếm thị.

Bàn toán có nhiều kích cỡ khác nhau với số cột khác nhau. Loại bàn toán dùng cho người khiếm thị đã được điều chỉnh để giúp người khiếm thị sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn.

 

-          Cho trẻ quan sát bàn toán và nhận ra những đặc điểm, mô tả bàn toán (áp dụng quy tắc bàn tay để nhận biết vật thể)

-          Cho trẻ đếm số cột của bàn toán

-          Cho trẻ đếm số hạt trong mỗi cột

-          Cho trẻ đếm số chấm nổi và gờ nổi (nếu có) ở thành dưới

-          Cho trẻ đếm số gờ nổi ở thanh ngang

-          Biết để bàn toán ở vị trí đúng: nằm ngang trước mặt, phần một hạt phía trên, phần có 4 hạt phía dưới.

-          Biết tên các bộ phận của bàn toán và công dụng của chúng.

 

 

Thành trên                        Gờ nổi                 Thanh ngang        Hạt 5           

           Thành dưới                   Chấm nổi                                              Hạt 1           

 

 

·         Những nguyên tắc để dạy Bàn toán Soroban cho trẻ khiếm thị:

-          Cần kiên nhẫn. Chìa khóa của thành công là sự lập đi lập lại nhiều lần.

-          Dạy thật chậm.

-          Mỗi bước cần phải làm cho thật nhuần nhuyễn, rồi thực tập thật nhiều lần, trước khi chuyển sang bước kế tiếp. Nên nhớ kỹ là cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.

-          Dùng ngôn ngữ thật đơn giản dễ hiểu, có thể bước đầu sử dụng ngôn ngữ riêng của từng em. Sau đó cần dùng ngôn ngữ nhất quán thì sẽ tốt hơn.

-          Sử dụng các ngón tay và bàn tay đứng vị trí là điều rất cần thiết để trẻ có thể làm toán đúng.

-          Trong giai đoạn đầu, nên kèm theo que tính hay hạt để tính và tự kiểm tra lại kết quả.

 

  1. Vị trí các bàn tay và ngón tay:

* Cách cầm bàn toán:

                        + Đặt bàn toán đúng vị trí nằm ngang trên một mặt phẳng.

+ Cầm bàn toán với tay trái nằm ngang, ngón cái phía dưới, ngón trỏ trái nằm ngang theo sát phía dưới thanh ngang, ngón giữa nằm ngang theo sát phía trên thanh ngang, các đầu ngón tay chạm nhẹ vào cột thứ nhất bên phải, hai ngón út và áp út để phía trên bàn toán.

+ Ngón cái và ngón trỏ tay phải nằm ở cột thứ nhất từ bên phải qua, ngón cái phía trên thanh ngang và ngón trỏ phía dưới thanh ngang. Các ngón còn lại ở bên phải bàn toán.

 

* Tập các ngón tay:

+ Di chuyển ngón giữa và ngón trỏ trái theo 4 cột từ phải qua trái mà vẫn giữ vị trí ngón giữa ở trên và ngón trỏ ở dưới thanh ngang.

+ Di chuyển ngón trỏ trái xuống cuối bàn toán và tìm những chấm nổi. Đây là những chấm sẽ được dùng như ký hiệu phân biệt hàng ngàn, triệu, tỉ... và số thập phân.  

+ Ngón trỏ phải di chuyển lên xuống cột thứ nhất bên phải, nhưng không dời chỗ của hạt.

+ Ngón cái phải di chuyển lên xuống trong phạm vi bốn hạt của cột thứ nhất từ phải sang, nhưng khơng dời chỗ các hạt.

 

* Nhận biết các hạt trong mỗi cột:

+ Ngón trỏ phải di chuyển lên xuống cột thứ nhất bên phải, chạm nhẹ vào  hạt.

+ Ngón cái phải di chuyển lên xuống trong phạm vi bốn hạt của cột thứ nhất từ phải sang, chạm nhẹ vào các hạt đếm số lượng hạt.

 

3. CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 4

·         Đặt số, đọc số và xóa số trong phạm vi 4

-          Thuật ngữ đặt số và xóa số chỉ việc đẩy các hạt về phía thanh ngang hoặc xa khỏi thanh ngang (về phía thành trên và thành dưới). Thuật ngữ đọc số chỉ việc lướt đầu ngón tay trên các hạt để biết số đang được thể hiện trên bàn toán. Ngón cái phải được sử dụng để đếm và kéo các hạt về phía thanh ngang (đặt số), lướt trên các hạt để đọc số, hay đẩy các hạt xa khỏi thanh ngang (xóa số). Ngón trỏ trái và ngón giữa trái để ở cột số 2 từ phải qua.

-          Luôn nói to lên trong khi làm các thao tác.

-          Hướng dẫn trẻ dùng ngón cái phải để đặt số và xóa số trong phạm vi 4:

Ø  Đặt số 1 bằng cách kéo một hạt về phía thanh ngang.

Ø  Đặt số 2 bằng cách kéo 2 hạt về phía thanh ngang (lưu ý là ngón cái phải đếm 2 hạt rồi kéo 2 hạt một lúc chứ không kéo từng hạt).

Ø  Đặt số 3 bằng cách kéo 3 hạt về phía thanh ngang.

Ø  Đặt số 4 bằng cách kéo 4 hạt về phía thanh ngang.

Ø  Xóa số bằng cách để đầu ngón cái phải ở mép thanh ngang và đẩy tất cả hạt xuống dưới.

-          Hướng dẫn trẻ tự đọc số sau khi đặt số.

 

 

·         Phép cộng trong phạm vi 4

-          Đặt bàn toán ở vị trí số 0 (không có hạt nào liền kề thanh ngang).

-          Đặt số thứ nhất

-          Đặt thêm số thứ hai

-          Đọc kết quả

 

Ví dụ: 2 + 1

Đặt số 2, sau đó đặt thêm 1, đọc số ta được kết quả là 3.

 

·         Phép trừ trong phạm vi  4

-          Đặt bàn toán ở vị trí số 0

-          Đặt số bị trừ

-          Xóa số trừ

-          Đọc kết quả

 

Ví dụ: 3 - 2

Đặt số 3, xóa 2, đọc số ta được kết quả là 1.

 

4. CÁC PHÉP TÍNH  TRONG PHẠM VI 9

·         Dạy trẻ khái niệm về giá trị khác nhau của hạt ở trên thanh ngang (hạt 5) và hạt ở dưới thanh ngang (hạt 1):

Đây là một khái niệm khó, để giúp trẻ hiểu ta phải vận dụng nhiều phương pháp và dùng nhiều đồ dùng dạy học, tùy theo khả năng của trẻ và sáng tạo của giáo viên. Dưới đây là một số đề nghị:

-          Dùng đồng tiền: đồng tiền 5.000 đồng để phía trên thanh ngang, 4 đồng tiền 1.000 đồng để phía dưới thanh ngang.

-          Đếm ngón tay: ngón cái tay phải có giá trị 5, mỗi ngón tay còn lại có giá trị 1. Luyện tập đếm 1-9 bằng bàn tay phải.

-          Lấy 5 cái chai bằng nhau, một mảnh giấy bìa làm thanh ngang. Một chai đựng 5 viên sỏi để phía trên thanh ngang, và 4 chai còn lại mỗi chai đựng 1 viên sỏi để phía dưới thanh ngang.

-          Lấy 5 cái hộp bằng nhau, một mảnh giấy bìa làm thanh ngang. Một hộp đựng 5 viên kẹo để phía trên thanh ngang, và 4 hộp còn lại mỗi hộp đựng 1 viên kẹo để phía dưới thanh ngang.

 

·         Đặt số - Đọc số - Xóa số trong phạm vi 9

-          Tập đặt số 5 – Đọc số - Xóa số: Dùng ngón trỏ phải để đặt số, đọc số và xóa số.

-          Tập đặt số từ 5 đến 9 – Đọc số - Xóa số: Kết hợp cùng lúc ngón trỏ phải và ngón cái phải để đặt số, đọc số, xóa số.

-          Tập đặt số từ 1 đến 9 – Đọc số - Xóa số

 

 

·         Phép cộng trong phạm vi 9

            Cộng trực tiếp: đặt số đầu tiên, sau đó đặt thêm các số kế tiếp.        

            Cộng gián tiếp: Khi cộng một số mà phía dưới không có đủ hạt cho số đó, thì ta     phải cộng gián tiếp bằng cách thêm 5 và bớt số tương ứng.

           

            Giới thiệu “người bạn nhỏ”: Người bạn nhỏ của một số là số tương ứng để                  cộng laị thành số 5.

                        Người bạn nhỏ của 1 là 4

                        Người bạn nhỏ của 2 là 3

                        Người bạn nhỏ của 3 là 2

                        Người bạn nhỏ của 4 là 1

                       

            Thực tập:

            1 + 4: đặt 1, thêm 5, bớt 1

            2 + 3: đặt 2, thêm 5, bớt 2

            2 + 4: đặt 2, thêm 5, bớt 1

            3 + 2: đặt 3, thêm 5, bớt 3

            3 + 3: đặt 3, thêm 5, bớt 2

            3 + 4: đặt 3, thêm 5, bớt 1

            4 + 1: đặt 4, thêm 5, bớt 4

            4 + 2: đặt 4, thêm 5, bớt 3

            4 + 3: đặt 4, thêm 5, bớt 2

            4 + 4: đặt 4, thêm 5, bớt 1

 

·         Phép trừ trong phạm vi  9

            Trừ trực tiếp: đặt số bị trừ, xóa số trừ, đọc kết quả.  

            Trừ gián tiếp: Khi trừ một số mà không có đủ hạt để trừ, thì ta phải trừ gián tiếp     bằng cách bớt             5 và thêm số tương ứng.

 

                        5 – 1 : đặt 5, bớt 5 thêm 4

                        5 – 2 : đặt 5, bớt 5 thêm 3

                        5 – 3 : đặt 5, bớt 5 thêm 2

                        5 – 4 : đặt 5, bớt 5 thêm 1

                        6 – 2 : đặt 6, bớt 5 thêm 3

                        6 – 3 : đặt 6, bớt 5 thêm 2

                        6 – 4 : đặt 6, bớt 5 thêm 1

                        7 – 3 : đặt 7, bớt 5 thêm 2

                        7 – 4 : đặt 7, bớt 5 thêm 1

                        8 – 4 : đặt 8, bớt 5 thêm 1

 

 

5. CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 99

·         Đặt số - Đọc số và Xóa số từ 10 đến 99

-          Giới thiệu cột thứ hai từ bên phải sang, là cột hàng chục.

-          Dùng ngón giữa trái và ngón trỏ trái để xác định cột hàng chục.

           

·         Phép cộng trong phạm vi 99

            Bắt đầu cộng từ trái qua, tức là từ hàng đơn vị.        

            Cộng trực tiếp: đặt số đầu tiên, sau đó đặt thêm các số kế tiếp.        

            Cộng gián tiếp: Khi cộng một số mà cột đó không có đủ hạt cho số này, thì ta         phải cộng gián tiếp bằng cách thêm 10 (thêm 1 ở cột liền kề bên trái) và bớt số            tương ứng.

 

            Giới thiệu “người bạn lớn”: Người bạn lớn của một số là số tương ứng để cộng    laị thành số 10

 

            Người bạn lớn của 1 là 9

            Người bạn lớn của 2 là 8

            Người bạn lớn của 3 là 7

            Người bạn lớn của 4 là 6

            Người bạn lớn của 5 là 5

            Người bạn lớn của 6 là 4

            Người bạn lớn của 7 là 3

            Người bạn lớn của 8 là 2

            Người bạn lớn của 9 là 1

 

            Ví dụ

            9 + 1 : đặt 9, thêm 10 bớt 9

            8 + 3 : đặt 8, thêm 10 bớt 7

 

Trường hợp phải tính gián tiếp 2 lớp: vừa phải sử dụng người bạn lớn vừa phải sử dụng người bạn nhỏ, thì nên xử lý lớp đầu tiên trước rồi mới tới lớp tiếp theo.

            Ví dụ:

            8 + 6 : đặt 8, cộng 6, không có 6 thêm 10 bớt 4, không có 4 thêm 5 bớt 1.

 

            44 + 8 : đặt 44, ở cột đơn vị cộng 8, không có 8 thêm 10 bớt 2, nhưng không có    10 để thêm nên ta cứ bớt 2 trước rồi thêm 10 sau, thêm 10 bằng cách thêm 50 bớt         40.

 

  • Phép trừ trong phạm vi 99

Trừ trực tiếp: đặt số bị trừ, sau đó xóa số trừ, và đọc kết quả

Trừ gián tiếp: Khi trừ một số mà cột đó không có đủ hạt để trừ, thì ta phải trừ gián tiếp bằng cách bớt 10  và thêm số tương ứng.

 

Ví dụ:

11 - 8 : đặt 11, bớt 10 thêm 2

16 - 7 : đặt 16, bớt 10 thêm 3

 

Trường hợp phải tính gián tiếp 2 lớp: vừa phải sử dụng người bạn lớn vừa phải sử dụng người bạn nhỏ, thì nên xử lý lớp đầu tiên trước rồi mới tới lớp tiếp theo.

Ví dụ:

14 - 6 : đặt 14, bớt 6, không có 6, bớt 10 thêm 4, không có 4, thêm 5 bớt 1.

 

52 - 9 : đặt 52, trừ 9 nhưng không có 9 bớt 10 thêm 1, nhưng không bớt 10 được nên thêm 1 trước rồi bớt 10 sau, bằng cách bớt 50 thêm 40.

 

  • Phép cộng trừ trong phạm vi lớn hơn 99:

Giới thiệu cột hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu...

Bài toán nhiều khi rất phức tạp nếu phải tính gián tiếp nhiều lớp, hoặc nếu có số 0 ở giữa. Nếu sử dụng các ngón tay đúng vị trí và cứ tính từng lớp thì vẫn chính xác chứ không có gì khó khăn. Điều quan trọng là cho trẻ luyện tập thật thành thạo từng bước trước khi chuyển sang bước kế tiếp.