NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN MẦM NON
TRUNG TÂM KHIẾM THỊ NHẬT HỒNG
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN MẦM NON
Mục đích của chương trình là vừa xây dựng những nền tảng đầu tiên trong quá trình phát triển tư duy của trẻ, vừa trang bị cho trẻ những kiến thức toán đầu tiên giúp cho trẻ vững vàng bước vào lớp một.
13 chủ đề của chương trình toán Mầm Non
Các thuộc tính vật thể | |
Giúp trẻ nhận biết một số đặc điểm cơ bản của các vật thể từ đó có thể so sánh tìm ra các điểm khác nhau và giống nhau giữa các vật. Biết so sánh "nhất" và so sánh "hơn". | |
Các mối quan hệ về không gian | |
| Phát triển khả năng định hướng trong không gian của bản thân trẻ hoặc xác định vị trí của các sự vật, hiện tượng trong không gian. |
Các hình dạng hình học | |
| Giúp trẻ nhận biết về các hình học hình dạng cơ bản: Hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình lục giác, hình oval...tứ đó biết mô tà hình dạng của các sự vật trong cuộc sống. |
Phân loại | |
| Phát triển khả năng quan sát, khả năng phân tích, tư duy cho trẻ thông qua việc xác định đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng và tìm cách phân loại chúng theo nhóm. Giúp trẻ hiểu thế nào là nhóm. Phát triển khả năng phân tích của trẻ. Giúp trẻ biết phân tích một vấn đề phức tạp thành từng vấn đề nhỏ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. |
Các định dạng mẫu, quy luật | |
| Phát triển khả năng tư duy logic của trẻ thông qua việc giúp trẻ hiểu và xác định quy luật xắp xếp của mô hình. Biết sáng tạo ra các dạng mô hình mới. Đây là tiền đề để trẻ có cái nhìn rộng hơn về những quy luật trong cuộc sống và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. |
Đếm số và viết chữ số | |
| Giúp trẻ nhận biết bản chất các số, nhận biết số chẵn, số lẻ. Biết đếm xuôi và đếm ngược trong phạm vi 120...Biết đếm xuôi, đếm ngược cách 2, đếm cách 5, cách 10…Luyện tập kỹ năng viết số. |
Quan hệ một – một | |
| Giúp trẻ hiểu khái niệm tương ứng 1:1 và biết xếp tương ứng 1:1. So sánh các nhóm số lượng với nhau, xác định giá trị của nhóm nhiều hơn hơn, ít hơn về số lượng các nhóm. Nhận biết số nào lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng nhau giữa các số. |
Sắp xếp theo thứ tự | |
| |
| |
| Giúp trẻ biết xắp xếp các nhóm số nguyên theo thứ tự tăng dần, giảm dần. Hiểu khái niệm gấp đôi, một nửa và thêm bớt. Đây là những tiền đề giúp trẻ tính toán vững vàng hơn. |
Khái niệm phân số | |
| Giúp trẻ làm quen với khái niệm phân số. Nhận biết tổng thể và các phần bằng nhau. Tập chia đôi và nhận biết những phân số đặc biệt như : 1 nửa (½), 1 phần tư (¼), hai phần ba (2/3) của các hình, nhóm số lượng. |
| |
Phép cộng số nguyên | |
| Giúp trẻ biết cộng các số nguyên. Biết tìm số hàng còn thiếu. Biết ứng dụng phép tính cộng vào trong thực tế. Trẻ không đếm tay và học toán theo quán tính mà biết tư duy, phân tích số, biết tính nhẩm và giải thích cách làm sau khi tìm ra kết quả. |
Phép trừ số nguyên | |
| Giúp trẻ biết trừ các số nguyên. Biết tìm số bị trừ, số trừ còn thiếu. Biết ứng dụng phép tính trừ vào trong thực tế. |
Đo lường và thời gian | |
| Giúp trẻ biết cách sử dụng các dụng cụ đo. Biết đo lường để có thể so sánh, mô tả, tính tổng chiều dài, chiều cao, kích thước, khoảng cách của các vật. Nhận biết một giờ và nửa giờ. Biết đọc giờ và viết số biểu thị giờ trên đồng hồ. Nhận biết giá trị và biết quy đổi tiền. |
Tư duy toán học | |
| Sau khi trẻ đã nắm rõ các kiến thức Toán của các chủ đề trước, trẻ sẽ học chủ đề này và đây là chủ đề cao nhất của chương trình. Với chủ đề này, trẻ sẽ áp dụng những kiến thức đã học để suy luận, tư duy và giải quyết vấn đề một cách khoa học.
Làm quen với bàn toán Soroban Bàn toán Soroban là một dụng cụ tính toán cho trẻ khiếm thị, và cũng là công cụ để phát triển đồng bộ hoạt động của não, giúp trẻ vừa có khả năng toán học đồng thời biết vận dụng các giác quan để thu nhận kiến thức và kỹ năng một cách sáng tạo và linh hoạt. |
---------------------------------------------